Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

chim trĩ đỏ , xanh , 7 ( bảy ) màu . bán chim tri do , xanh bay mau

 Mr Hoàng : 0917.203099 - Mr Bình 0913.142434
Kinh nghiệm nuôi dưỡng và chăm sóc chim trĩ đỏ , xanh , bảy màu.
Phần 1:
Xuất xứ của chim trĩ bảy màu(golden pheasant).
Chim trĩ bảy màu là tên gọi dành cho người Việt Nam, chim có xuất xứ từ phía Tây Trung Quốc, nơi có các ngọn núi cao cây cối dày đặc. Tuy nhiên quần thể này đã được nuôi dưỡng thành công tại các nước thuộc Châu Âu như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Hà Lan vào cuối thế kỷ 18.(thông tin từ wikipedia.com)
Tình trạng bảo tồn:
Ít quan tâm, không nằm trong danh mục sách đỏ của bất cứ quốc gia nào, được xem như chim cảnh.
Ở các quốc gia khác ngoài mục đích nghiên cứu, làm cảnh, họ còn phát triển ngành thủ công từ lông chim.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhân giống và thành lập trại. Nguồn chim Việt Nam đang sở hữu là từ Thái Lan, Malaysia, Mỹ.[/I]
Phần 2:
Nhận dạng và phân biệt chim.
chim trĩ  bảy màu, bỏ qua các bước lai, ghép và sinh sản thuần dưỡng. Hiện nay có 3 loại chính:
+ Chim trĩ bảy màu đỏ: red golden pheasant
Con trống có màu đỏ chủ đạo , bờm cam viền đen, cánh xanh dương bắt nắng. Tổng chiều dài cơ thể khoảng 90_105cm.
Đầu có màu vàng kim óng và bên dưới đôi cánh xanh là bộ lông vàng rực rỡ.
Con mái có màu nâu viền đen như trong hình.

+Chim trĩ bảy màu vàng: yellow golden pheasant.
Con trống có màu vàng chủ đạo , cánh xám, tóc vàng kim không khác chim trĩ bảy màu đỏ cho mấy, đuôi dài màu xám hoa văn đen, bờm vàng cam hoặc cam đậm.
Con mái có màu xám trắng hoa văn đen. Hình minh họa:

+ Chim trĩ bảy màu xanh: lady amherts pheasant
Hình hài và kính thước của chim trống đặc biệt hơn hai con cùng loài, bờm trắng viền đen, đuôi sọc trắng đen. Trên tróp đầu có chóp lông cam đỏ. Thân hình oai dũng hơn nhưng lại sở hữu vẻ đẹp quyến rũ như cái tên Lady của nó, màu xanh trên thân được cấu thành từ những chiếc lông xanh xếp khéo léo lên nhau thật đẹp mắt.
Con mái có khác biệt nhờ da mắt và đôi chân xanh, bộ lông nâu đậm đà hơn.
Hình minh họa:

Phần 3:
Điều kiện khí hậu, cách nuôi dưỡng chim trong môi trường nuôi cảnh.
Chim sông khỏe mạnh nhờ vào bản năng tự nhiên, chưa qua nhiều quá trình lai tạo và thay đổi gien nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu thoáng mát và khô ráo của vùng nhiệt đới.
Trồng cỏ và cho ánh sáng mặt trời vừa phải giúp chim phát triển tốt. Trồng vào trong chuồng hoặc ngoài chuồng những bụi xả để làm mát khu vực sống của chim, những bụi đinh lăng giúp tạo không gian xanh tốt tự nhiên cho chuồng nuôi, ngoài ra còn có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy khi chim ăn loại lá cây này.
Che chắn gió khi về đêm và thay đổi khí hậu để tránh nhiễm bệnh từ gia cầm của địa phương. Chim có thể trạng và sinh hóa, sinh học tương đương với gia cầm nên thường xuyên cho chim dùng các loại thuốc phòng bệnh và tiêm ngừa dịch tả.
Thức ăn chủ yếu của chim là các loại hạt và rau củ quả.
Hiện tại HT farm thành công trong quá trình chăm sóc chim dựa vào cách thức cho ăn uống và chăm sóc tốt:
+ Các loại hạt từ thiên nhiên: đậu xanh, cam thảo, bo bo, kê, các loại lúa, hạt hướng dương…đem lại nguồn thức ăn từ thiên nhiên giúp chim trao đổi chất tốt .
Hình minh hoạ:
+Bổ sung các loại rau củ để giúp chim có thêm vitamind và dinh dưỡng cần thiết như chuối, cà chua, sà lách…Chim có thể ăn hầu hết các loại rau, tuy nhiên cần xem kỹ về vệ sinh, nguồn rau, và tránh các loại rau nhiều thuốc để tránh gây ngộ độc cho chim, tốt nhất nên rủa sạch và lựa chọn kỹ càng.
Tránh cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước quá nhiều, có thể gây tiêu chảy.
(theo HT farm chỉ cho ăn cà chua, sà lách, mầm rau non tự trồng để chim phát triển tốt nhất.)
+ Thỉnh thoảng bổ sung cho chim một ít sâu nhằm giúp chim có đủ đạm, tuy nhiên không nhiều, vì loài này không hảo động vật lắm.
+ Cám cho gia cầm cũng đc xem là cần thiết, tốt hơn nên trộn với bắp (ngô) xay vừa đủ vỡ hạt.
Thưc hiện công tác khử trùng và vệ sinh chuồng trại để nâng cao môi trường trong sạch cho nơi chim sống.
Tưới mát khu vực xung quanh nếu vào mùa nắng, che chắn và đảm bảo độ ấm vào mùa mưa.
Phần 4
Các bệnh thường gặp trên chim
Các chuyên gia nông nghiệp của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam đã đưa ra một số tư vấn về các bệnh thường gặp ở gà như: Hô hấp mãn tính (CRD), bệnh Newcastle (bệnh dịch tả) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm để giúp bà con nông dân cách phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, có hiệu quả cao.
1. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, đường hô hấp và tiêu hóa. chim mái đẻ bị nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho chim con qua trứng hoặc do chim khỏe tiếp xúc trực tiếp với chim nhiễm bệnh và mang mầm bệnh hay gián tiếp qua thức ăn, nước uống, xe cộ, người qua lại…
Phòng bệnh:
- Điều quan trọng hàng đầu là phải mua chim giống ở những cơ sở chăn nuôi tốt, tỷ lệ nhiễm CRD thấp.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ kết hợp sát trùng bằng Vikon (10gr pha với 2 lít nước) hoặcVime–Iodine (15ml pha với 4 lít nước).
- Vệ sinh, sát trùng trứng, máy ấp và máy nở trước và sau khi ấp để giảm tỷ lệ bệnh truyền qua trứng.
- MG rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ cao và chỉ có thể tồn tại cao nhất 3 ngày ngoài môi trường, vì thế cần thành lập quy trình chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào-cùng ra” để loại mầm bệnh.
- Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày).
- Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn và nước uống để kiểm soát bệnh. Có thể sử dụng một trong các thuốc sau: Anti CCRD; EST; Genta – Tylo; Vimenro.
- Tăng cường sức đề kháng, chống bệnh cho chim bằng: Elecamin, Vimekat plus, Vizyme, poly AD…
Điều trị bệnh:
- Khi gà bệnh có thể dùng kháng sinh thuộc các nhóm Tetracycline, Macrolide, Quinolone… pha trong nước uống kết hợp với vitamin và chất điện giải.
2. Bệnh dịch tả (Newcastle)
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1. Bệnh Newcastle còn được gọi là dịch tả hay bệnh rù. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu và lây sang chim gây tổn thất lớn trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, phân hay người, chuột, dụng cụ, xe cộ, gió thổi làm virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi đến vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
Phát hiện bệnh:
- chim nhiễm bệnh có thể chết nhanh trong vòng 3-4 ngày với triệu trứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó khăn, ho, lờ đờ, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu, mào tím, mặt sưng... Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ còng, quay vòng tròn, liệt chân, cánh. Đối với chim đẻ, thì sản lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
Phòng bệnh:
- Bệnh chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Phòng bệnh là biện pháp tốt nhất để dịch bệnh không xảy ra.
- Phòng bệnh bằng vệ sinh tiêu độc, ngăn chim trời, chuột có thể mang mầm bệnh tới.
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ kết hợp sát trùng bằng 1 trong 2 chế phẩm Antivirus-FMB hoặc Pividine.
3. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis-I
Nguyên nhân: Gây ra bởi virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với chim bệnh, hít thở không khí nhiễm mầm bệnh thổi từ chuồng này sang chuồng khác hoặc do xe cộ, người, chó, chuột mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa tuổi, nhưng nặng nhất là chim con.
Phát hiện bệnh:
- Thời gian ủ bệnh từ 18-36 giờ.
- chim hắt hơi, thở khò khè, kém ăn, chậm lớn, lông cánh xơ xác
- Ở chim con: Ho, thở hổn hển, chảy nước mũi, sốt, uể oải, gà yếu, tiêu chảy phân trắng, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30%.
- Ở chim đẻ trứng: Có những triệu chứng hô hấp trên, giảm đẻ và chất lượng trứng giảm thấp (lòng trắng loãng), trứng bị méo mó.
Phòng bệnh:
- Bệnh không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là chủ yếu. Có thể phòng bệnh bằng cách dùng vaccin Biral H120…
- Tiêm vaccin cho gia cầm theo lịch.
- Cách ly chim bệnh, đối với chim đẻ thì nên loại thải.
- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm Pividine hoặc Antivirus-FMB
- Thường xuyên bổ sung ADE Solution: 2g/1-2 lít nước uống hoặc Amilyte 1 g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng...
Các thông tin trên mang tính chất tham khảo về phòng tránh bệnh vì thông thường HT farm ít thấy có dấu hiệu bệnh nhiều như gia cầm.
Thông thường nên vệ sinh tốt chuồng nuôi, tránh các bệnh ngoài da như sưng mắt, phù đầu, có mạt chim….
Tuân thủ các quy tắc pha chế thuốc, tốt nhất chỉ nên ngừa với liều lượng bằng ½ liều lượng hướng dẫn sử dụng in trên bao bì vì vốn dĩ đề kháng và thể trạng chim tốt hơn so với gia cầm.
Phần 5
Chim sinh sản
Chim thường sinh sản vào khoảng tháng 2 đến tháng 7, chỉ sinh sản vào 1 mùa duy nhất, tuy nhiên kéo dài, sản lượng trứng từ 12_30 trứng/ mùa.
Có thể dùng máy ấp để ấp cho chim, hoặc đem cho gà ấp.
Trứng nở từ 20_23 ngày, sau đó đem úm đèn khoảng 3tháng thì cho ra ngoàiThông thường chim bảy màu đỏ và vàng có tỉ lệ đậu cồ cao hơn chim bảy màu xanh. Để khắc phục hạn chế này, khi tổ chức nuôi chim bảy màu xanh sinh sản, ta nên bố trí chuồng rộng và hạn chế ra vào, trồng nhiều bụi cây cỏ, chỗ trú ẩn cho chim để tăng cồ cho trứng.
Bổ sung các loại bột vỏ sò ốc xay nhuyến và cho vào chuồng chim để tăng lượng canxi cho chim đẻ.
Sau khi ấp được năm ngày, ta soi trứng để loại bỏ trứng không có cồ, nhằm đảm bảo trứng được ấp tốt và sạch sẽ.
Cho chim uống vitamind E bổ xung để tăng sản lượng cồ cũng là cần thiết.
Chim con.
Con non mới nở cho đến 3 tháng tuổi mới ngưng úm đèn. Cho ra môi trường tự nhiên
Xay nát các hạt dinh dưỡng nói trên để chim dễ tiêu hóa hơn, bổ sung sâu sạch.( nên tự nuôi nếu có thể để hạn chế mầm bệnh)
Vệ sinh chuồng úm theo định kỳ.
Giảm dần lượng chim con/diện tích nuôi/trên tháng để tạo môi trường thoáng cho chim con.
Mua thuốc ngừa dich tả và tiêm phòng cúm gia cầm khi chim con khoảng 3 tuần tuổi.
Tách và lọc những con to đều nhau để tránh tình trạng chim ăn uống không đồng đều.
Với bài viết này, HT farm hi vọng chia sẻ được đến quý bà con những kinh nghiệm thiết thực, cũng như người chơi chim có kinh nghiệm hơn trong việc nuôi và chăm sóc chim quý của mình.

Chim trĩ 7 màu


Giống chim trĩ này lần đầu tiên được đưa đến châu Âu ít nhất là vào thế kỷ 18, và George Washington là người Mỹ đầu tiên được biết đến,ông đã giữ gìn và phát triển giống chim này.Loài chim tuyệt đẹp này có nhu cầu chăm sóc vô cùng đơn giản,và rất dễ nhân giống.Hình ảnh bên cạnh hiển thị một nhóm chim trĩ 7 màu (ba nam và một nữ), với sự tán tỉnh của những con đực cho thấy sự vững chắc của thế hệ sau,đảm bảo sự sung túc của bầy đàn! Xem xét vẻ đẹp tuyệt vời của chúng, chúng ta thầm nghĩ chúng sẽ là vô giá,nhưng ngược lại,giá cả rất phải chăng và luôn luôn có sẵn để bán trong trại chúng tôi.

Người Trung Quốc đã ghi nhận chim trĩ 7 màu trong nhiều tác phẩm văn học , nghệ thuật và thần thoại trong nhiều thế kỷ qua. Những người khác đã tuyên bố rằng chim trĩ là Phoenix của thần thoại Hy Lạp(trích dẫn "History", Liv 10 đầu. 2. P. 5), là một loài chim được kể trong truyền thuyết, đã sống 500 năm.Chim trĩ 7 màu có một cuộc sống theo chu kỳ, và vào cuối của mỗi thiên niên kỷ, 1/2 trong số chúng được cho là tự thiêu thành tro bụi và sau đó xuất hiện trong vẻ đẹp mới và sự bất tử. 
 
GIÁ TÙY THEO LỨA TUỔI,RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Người chơi mê chim Trĩ bởi chúng có khá nhiều màu sắc, tiếng kêu nhẹ nhàng và vui tai của chúng. Nuôi chim Trĩ không khó, có thể tận dụng những khoảng trống trong nhà như góc sân, mái hiên, nhà kho.... Chỉ cần đóng một chiếc chuồng được bao lưới thép mắt cáo hoặc lưới thép B40 với chiều dài 1,5 m, chiều rộng 1,2m và chiều cao 2m, dưới nền có lót cát hoặc trấu cho chim Trĩ mái đẻ là đã có thể đủ nuôi một đàn dăm ba con.
Thức ăn chủ yếu của chim trĩ là thóc, ngô…và các loại rau xanh. Nếu có điều kiện, bổ sung cho chim ăn thêm giun đất hay tép tươi…
Khả năng miễn dịch của Chim Trĩ khá cao nên rất ít bị bệnh tật nhưng dịch cúm gia cầm luôn đe dọa nên người chơi cũng phải theo dõi để tiêm ngừa định kỳ cho chúng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng , những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại , cá nhân có nhiều kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm .

GIÁ TÙY THEO LỨA TUỔI,RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Với chim Trĩ, ngoài chim trống được nuôi làm cảnh, chim Trĩ mái còn được nuôi để lấy trứng và tăng thêm nguồn thực phẩm cho gia đình. Thịt chim Trĩ nạc, săn chắc thơm ngon, xương nhỏ.
Trứng chim Trĩ chỉ nhỏ như trứng gà so, lòng đỏ chiếm tỷ lệ cao hơn so với trứng gà thường. Trứng chim Trĩ rất bổ, vẫn thường được dùng làm thuốc bồi dưỡng cho người mới ốm dậy và trẻ em chậm lớn với giá bán cao gấp hơn mười trứng gà thường. Chim Trĩ rất mắn đẻ, tỷ lệ trứng nở rất cao, thường đạt trên 90%. Mỗi năm chim thường đẻ 2 lứa, mỗi lứa cho từ 30 đến 40 trứng.
Tuy nuôi chim Trĩ dễ hơn so với các loại chim, cá cảnh bởi không tốn nhiều công chăm sóc nhưng muốn có một chú chim Trĩ ưng ý người chơi cũng phải đầu tư khá nhiều thời gian. Phải chọn được giống tốt và sau khi chọn được giống chim trĩ tốt, việc lai tạo thế nào để giữ giống và làm cho giống ngày càng tốt hơn cũng không phải là việc đơn giản.

GIÁ TÙY THEO LỨA TUỔI,RẺ NHẤT THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Nuôi chim Trĩ không chỉ là niềm vui của dân ở tỉnh - nơi nhiều người có mảnh vườn rộng để thoải mái thả chim Trĩ. Mà tại ngay những thành phố đông đúc (Hà Nội, Sài Gòn…) chim Trĩ cảnh lại trở thành phong trào sôi nổi nhất vì việc chơi chim Trĩ càng trở nên đặc biệt trong đời sống của một bộ phận người dân thành thị. "Càng sống chật chội, người ta lại càng khát khao những thú vui gắn với thiên nhiên, mang cảm giác thư thái".
So với nuôi gà thì nuôi chim trĩ cũng chẳng khác gì nhiều (nếu bà con chưa từng biết nuôi gà thì nuôi chim trĩ lại có vẻ dễ hơn nhiều so với chăn nuôi gà).
Bên cạnh đó, sức đề kháng của chim trĩ đỏ rất cao mà một số bệnh truyền nhiễm của gà hiện tại chưa thấy xuất hiện trên giống chim trĩ này.
 
Đây là một trong những loài động vật hoang dã nhưng nếu nhân giống và nuôi trong môi trường nuôi nhốt thì giống trĩ vẫn lớn nhanh và khả năng cho thịt và trứng là rất tốt "Nuôi trĩ để lấy trứng hoặc lấy thịt thì cũng chắng khác gì mấy so với nuôi gà (chất lượng của thịt và trứng trĩ cao hơn rất nhiều so với gà).
Trang trại chúng tôi nhận cung cấp con giống chim trĩ đỏ, chim công xanh chim công trắng và gà đông tảo số lượng nhiều có đầy đủ giấy tờ của chi cục kiểm lâm và sẽ hướng dẫn thông tin kỹ thuật về cách nuôi dưỡng ,chăm sóc và sinh sản cho bà con chăn nuôi.

Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ - Kỳ 4: Nuôi chim trĩ

Thành công với nghề nuôi chim trĩ, sau chưa đầy 4 năm, anh Nguyễn Xuân Thao ở H.Đông Sơn (Thanh Hóa) đã trở thành tỉ phú...


Khi chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình anh Thao cũng là lúc mấy người khách từ các huyện lân cận tới mua chim giống. Chị Thiều Thị Lan, vợ anh Thao, vừa hướng dẫn khách thăm trại nuôi chim trĩ, vừa luôn miệng xin lỗi vì không còn con giống để bán. Chị nói phải chờ đến tháng 3, tháng 4 sang năm mới có. “Bây giờ bắt đầu vào đông, có gió mùa nên chim trĩ không đẻ nữa. Lứa chim cuối cùng trong năm nở cách đây ít ngày, khách đặt mua gần hết, gia đình cũng chỉ giữ lại được 100 con nuôi gối đàn thôi. Phải đợi sang xuân ấm áp, chim trĩ mới đẻ trở lại...”, chị Lan giải thích.

Trang trại của anh Nguyễn Xuân Thao ở xóm 1, thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến, H.Đông Sơn (Thanh Hóa), điện thoại số 0986963259.

Năm 2000, vợ chồng anh Thao dồn đổi đất canh tác và đất ở của gia đình với bà con trong xóm được 5.500 m2 tại khu vực cánh đồng Bái Giắt, thôn Triệu Tiền để lập trang trại chăn nuôi. Dốc hết vốn liếng dành dụm được, vay thêm ngân hàng, vợ chồng anh đào ao thả cá, nuôi ba ba, lợn, bò, vịt. Nhưng sau gần mười năm vất vả, gia đình anh chẳng khá lên chút nào. Vốn liếng đã ít ỏi lại ngày càng hao hụt vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, đầu ra thì bấp bênh. Rồi dịch bệnh, mưa lũ nhiều lần làm anh chị mất trắng.
Năm 2009, đang nuôi 3.000 con vịt đẻ thì hết tiền mua thức ăn cho vịt, giá trứng lại rớt thảm hại, gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn tứ bề. Khi hai vợ chồng đang không biết xoay xở ra sao thì tình cờ anh Thao xem ti vi thấy một chủ trang trại ở Hà Nam nuôi thành công loài chim trĩ cổ đỏ. Vậy là ngay sáng hôm sau, vét trong nhà còn hơn một triệu bạc giắt lưng, anh bắt xe đi Hà Nam. Sau khi tham quan, tìm hiểu, anh quyết định mua 2 cặp chim giống với giá 1 triệu đồng về nuôi.
Sau hơn 3 tháng chăm sóc, thấy những con chim trĩ thích nghi và phát triển tốt, anh mạnh dạn vay tiền, trở ra Hà Nam mua thêm 40 con chim trĩ vừa mới nở 2 ngày tuổi. Rồi anh tự mày mò tìm tài liệu học cách chăm sóc, cho chim trĩ sinh sản. Khi cho nở thành công lứa chim trĩ đầu tiên bằng cách nhờ gà ấp, vợ chồng anh quyết định bán hết đàn vịt, tập trung vào nuôi chim trĩ... Sau 2 năm kiên trì nhân đàn, đến đầu năm 2011, gia đình anh có 500 chim trĩ bố mẹ (350 chim cái, 150 chim trống) chuyên để nhân giống và hơn 1.000 con chim trĩ thương phẩm cung cấp cho các nhà hàng lớn ở Thanh Hóa.
“Nuôi con chim trĩ thực ra không khó như mọi người vẫn tưởng. Nếu ai đã từng làm trang trại nuôi gà thì việc tiếp cận, đưa chim trĩ vào chăn nuôi hết sức đơn giản. Ưu điểm của loại chim này là ăn ít, sức đề kháng với bệnh tật tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà rất nhiều, giá trị kinh tế lại rất cao”, anh Thao chia sẻ. Hiện nhu cầu chim trĩ giống và chim trĩ thịt ở Thanh Hóa khá lớn, trang trại của anh Thao không thể đáp ứng kịp. Nhiều người muốn mua chim trĩ giống phải đặt tiền trước vài ba tháng mới có. Còn các nhà hàng thì thường xuyên yêu cầu ký hợp đồng cung cấp chim thịt lâu dài, nhưng hiện anh chỉ dám ký hợp đồng cung cấp cho một nhà hàng.
Cũng theo anh Thao, bình quân mỗi lứa (từ tháng 3 - tháng 10 hằng năm) một con chim trĩ mẹ đẻ được từ 90 - 110 trứng, nếu cho ấp sẽ nở được khoảng từ 70 - 80 con giống. Với giá bán 60.000 đồng/con chim trĩ giống vừa nở 2 ngày tuổi, bình quân mỗi lứa, đàn chim mái 350 con đã tạo doanh thu gần 1,5 tỉ đồng. Còn chim trĩ thương phẩm, sau khi nuôi từ 5 - 6 tháng có thể đạt 1,5 kg/con, xuất bán giá trung bình 400.000 - 500.000 đồng/kg, doanh thu hằng năm từ 4 - 5 tỉ đồng với khoảng 1.000 chim thương phẩm. Trong hai năm 2011 và 2012, trừ chi phí đầu tư, chi phí sinh hoạt, tiền lo hai cậu con trai học đại học ở Hà Nội, gia đình anh vẫn còn dư khoảng 500 - 700 triệu đồng/năm.
Từ kinh nghiệm nuôi chim trĩ cổ đỏ, anh Thao đã mua giống chim trĩ xanh về nuôi và nhân giống thành công. Hiện nay đàn chim trĩ xanh đang phát triển thuận lợi, cho nguồn thu cao hơn chim trĩ cổ đỏ từ 1,2 đến 1,5 lần. Theo anh Thao, sở dĩ chim trĩ xanh đắt hơn chim trĩ cổ đỏ là vì ngoài giá trị về chất lượng thịt thì chim trĩ xanh còn được nhiều gia đình mua về nuôi làm chim cảnh. Anh Thao đang nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho một số hộ khác cùng làm giàu nhờ nuôi chim trĩ

Nuôi chim trĩ, hướng đi mới của nhà nông

Từ 4 con chim trĩ đỏ giống, ông Trần Danh Minh (60 tuổi), trú tại xóm 5, xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) đã nuôi và nhân giống thành công loài chim quý hiếm này.
Việc người thương binh này đến với nghề nuôi chim trĩ cũng hết sức tình cờ: Trong một lần xem truyền hình, có chương trình giới thiệu về mô hình nuôi chim trĩ đỏ ở Hưng Yên, ông liền nảy ra ý định, và quyết tâm kéo mô hình này về nhà mình.
Cặp chim giống này có giá từ 1,5 đến 2 triệu đồng
Nói là làm, tháng 10/2011, khi gom được số tiền 6,5 triệu đồng, ông Minh đã bắt xe ra Hưng Yên, tìm mua được 4 con chim giống (3 mái, 1 trống) rồi đem về nhà.
Sau một thời gian chăm sóc, 3 con chim mái đã cho ra " mẻ" trứng đầu tiên với 15 quả. Có được trứng ông Minh liên đem cho ấp, nhưng ấp thất bại, không nở được con nào.
Đến lứa thứ 2 chim mái đẻ được 60 trứng. Rút kinh nghiệm từ đợt trước là loại chim này chỉ đẻ nhưng không ấp, ông Minh đã mang toàn bộ số trứng có được cho gà ấp và dùng lò điện để sấy. Kết quả nở được 57 con. Sau 2 tháng ông đã bán 40 con giống, giá mỗi con 600 nghìn đồng. Lứa thứ 3, ông lại cho ấp 120 trứng và nở được 81 con…
Theo ông Minh thì, khó khăn lớn nhất trong quá trình nuôi loại chim này là cách xử lý phân, vì phân chim trĩ có mùi hắc giống phân gà. Để xử lí ông Minh đã khắc phục bằng cách, cứ rải một lớp vôi bột dưới, 1 lớp cát ở trên.
Loài chim này có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, thức ăn chủ yếu là lúa, rau muống, người nuôi có thể bổ sung cám con cò.
Ông Minh so sánh: “Nuôi chim trĩ dễ hơn nuôi gà, chi phí ít hơn nuôi vịt, và có thể làm giàu”.
Mỗi lứa chim mẹ đẻ từ 80 – 100 trứng, chim con nuôi khoảng 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng. Chim trống trưởng thành nặng từ 2 – 2,5kg; chim mái từ 1,7 – 2kg. Hệ thống chuồng trại chỉ chiếm diện tích nhỏ, giống với chuồng gà, được vây kín để tránh chim bay ra ngoài.
Với giá bán 50 nghìn đồng/quả trứng và bán chim con sau 2 tháng ấp nở. Chỉ với 4 con chim gống ban đầu, sau gần 1 năm nuôi ông đã thu về gần 70 triệu đồng tiền bán trứng và chim giống. Theo giá thị trường mỗi con chim trĩ giống trưởng thành có giá dao động từ 400.000 đồng- 500.000đồng/ kg.
Thương binh Nguyễn Danh Minh khẳng định: “Nuôi chim trĩ có thể làm giàu”.
Hiện tại, trang trại ông Minh là nguồn cung cấp chim giống cho người dân ở Hà Tĩnh, Nghệ An và cả Quảng Bình. Ngoài chim trĩ đỏ, ông Minh cũng đang nuôi thử nghiệm chim trĩ xanh.
SỸ THÔNG

Người đi đầu nuôi chim trĩ lấy thịt

KTĐT - Cũng như lợn rừng, cá sấu, ba ba, kỳ đà, rùa, nhím…, thịt chim trĩ đang trở thành món đặc sản quý hiếm trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và nghỉ mát cao cấp. Nuôi chim trĩ hiện nay không đơn giản chỉ là một thú chơi; nó còn là một nghề nuôi đem lại lợi ích kinh tế lớn, giúp người dân làm giàu một cách chính đáng. Người đi đầu trong phong trào nuôi chim trĩ lấy thịt hiện nay là anh Trần Nhữ Giáp, chủ nhân của trang trại Vườn Chim Việt  trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Từ một thú chơi
Anh Giáp cho biết, anh là người thích chơi chim từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Thương mại, anh đứng ra làm chủ một doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng do khả năng tài chính có hạn, cộng với kinh nghiệm non kém, doanh nghiệp của anh nhanh chóng bị phá sản. Thử nghiệm thêm một số lĩnh vực khác nhưng vẫn không thành công, anh đã tìm đến… chim để khuây khỏa. Đó là năm 2000.
Lúc đầu chỉ là một thú chơi. Anh sưu tầm một số con chim trĩ  và chim công của bạn bè cho, tặng về nuôi. Suốt ngày mầy mò sách báo, tạp chí và vào mạng internet, anh đã trang bị cho mình lượng kiến thức đủ để chăm sóc những con chim bé nhỏ đầy hứa hẹn. Sau 7 năm gây nuôi, đàn chim trĩ và chim công của anh đã có thể sinh sản tự nhiên trong môi trường nhân tạo. Số lượng đàn cứ ngày một tăng lên. Đến năm 2007, lượng trĩ đỏ của anh đã lên tới khoảng 100 cá thể và lượng chim công đã tăng lên 50 con.
Những tưởng thành công đã hoàn toàn nhưng đùng một cái, do bận công tác ở cơ quan (anh đang làm việc tại một Tổng Công ty thuộc Bộ GTVT), không chăm sóc kịp thời nên đàn chim bất ngờ lăn ra chết. “Có ngày chết tới 50 con chim trĩ, thiệt hại hàng chục triệu đồng” – anh nhớ lại. Sau trận đó, đàn chim của anh giảm một nửa. Để cứu vớt những con còn lại, anh phải mang gửi ở các nhà họ hàng, bạn bè ở khắp nơi; từ Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định… Đầu năm 2008, qua tìm hiểu mô hình nuôi chim ở nước ngoài như Thái Lan, Singapore, Malaysia…, nhận thấy họ nuôi chim thành các trang trại lớn, anh quyết định đầu tư công nghệ ấp nở để nuôi theo mô hình công nghiệp. Bao nhiêu vốn liếng, anh dồn hết vào việc mua máy móc và đầu tư mua thêm con giống. Nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, tỷ lệ ấp nở cao nên đến nay, anh đã có hàng nghìn con chim trĩ và chim công. Chỉ riêng đàn chim bố mẹ, anh đã có 1.800 cặp chim trĩ và 400 cặp chim công. Ngoài ra, trang trại của anh còn có thêm một số loài khác như gà lôi (trắng, hồng tía, lam)… Để có thể mua bán, trao đổi và kinh doanh một cách hợp pháp, trang trại của anh cũng đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Nuôi chim như… nuôi gà
Không chỉ cung cấp chim cảnh, chim thịt ra thị trường, trang trại Vườn Chim Việt của anh còn cung cấp giống chim trĩ cho nhiều người nuôi ở khu vực miền Bắc. Anh Giáp cho biết, bình quân khoảng 8 tháng nuôi, trĩ đỏ bắt đầu đẻ trứng. Chim đẻ liên tục từ đầu mùa xuân đến khoảng 40 - 50 trứng thì nghỉ để thay lông rồi đẻ tiếp khoảng 20 – 30 trứng, đến cuối mùa thu thì ngừng đẻ. Giá trị kinh tế của loài chim này gấp 20 - 30lần nuôigà. Bởi trứng gà bình thường có giá khoảng 2.000 đồng/quả, nhưng trứng chim trĩ có giá tới 100.000 đồng/quả. Gà giống loại 1 tháng tuổi giá bình quân hiện nay 15.000 đồng/con; trong khi trĩ giống 1 tháng tuổi giá bình quân 250.000 đồng/con, nuôi 6 – 8 tháng có thể bán được 1 triệu đồng/con. Chim càng lớn thì giá trị kinh tế càng cao, từ đó cũng tính được lợi nhuận do loại chim này mang lại.
Theo kinh nghiệm của anh Giáp, việc đầu tư nuôi gà và nuôi trĩ không khác nhau nhiều về chuồng trại, thức ăn. Trong khi đó, tỷ lệ nuôi sống thành công của chim trĩ cao hơn gà vì bản chất của chim trĩ là động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt hơn. Do đặc thù sinh học, môi trường sống của loài chim này không khác gà nhiều nên những trang trại, cá nhân đã có kinh nghiệm nuôi gà rất dễtiếp cận và thành công trong mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Song song với việc cung cấp con giống ra thị trường, trang trại của anh Giáp cũng sẵn sàng thu mua lại sản phẩm của khách hàng để đảm bảo ổn định đầu ra cho người nuôi. Anh Giáp cho biết, trong y học cổ truyền, thịt chim trĩ được sử dụng như một vị thuốc (bổ trung ích khí, bổ gan thận; chủ trị tỳ vị hư yếu, ít ăn…), trước đây vua chúa thường sử dụng. Nhưng ngày nay, khi đời sống của người dân được nâng cao, chim trĩ đỏ đã được nhiều khách hàng tìm đến. Hiện tại, anh Giáp đang lên kế hoạch sản xuất đại trà để thịt chim trĩ sớm đến được các siêu thị, nhà hàng như các sản phẩm từ cá sấu, ba ba, kỳ đà, nhím.
Nam Bắc
  

1 nhận xét: